HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP THEO CÁCH CỦA TỔNG THỐNG MỸ ABRAHAM LINCOLN
Abraham Lincoln một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Người ta biết đến ông không chỉ vào tài năng, trí tuệ mà còn biết đến ông là người sở hữu những kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Nhờ áp dụng những kỹ năng giao tiếp đơn giản hiệu quả, từ chỗ có địa vị thấp kém ông đã trở thành một tống thống vĩ đại.
Hãy xem những kỹ năng giao tiếp của ông là gì nhé:
1.Bạn phải biết mình nói cái gì
Giao tiếp là sự chia sẻ thông điệp giữa người nói với người nghe. Bạn phải biết mình định nói cái gì, và bạn hiểu rõ điều định nói. Nếu bạn chỉ ba hoa về những gì bạn không biết bạn sẽ mau chóng bị bắt bài và cuộc trò chuyện của bạn trở nên tẻ nhạt, thất bại hơn bao giờ hết.
Vậy làm sao để có chủ đề để nói ?
“Thực ra điều đó rất đơn giản, bạn chỉ cần chăm chỉ và kiên trì. Hãy lấy những cuốn sách, đọc và nghiên cứu chúng kỹ lưỡng… Vấn đề chính ở đây là lao động, lao động và lao động.”
Trích thư Lincoln gửi một luật sư.
2.Kể một câu chuyện , có hình ảnh và so sánh
Người nghe dễ dàng quên những gì bạn nói, nhưng nếu bạn khéo léo lồng ghép những gì bạn định nói vào một câu chuyện thì người nghe sẽ dễ nhớ hơn. Hoặc bạn so sánh với những gì gắn liền cuộc sống, sử dụng hình ảnh liên tưởng dễ nhớ, như vậy thông điệp bạn muốn truyền tải sẽ đọng lại tốt hơn ở người nghe.
Người diễn thuyết hay, nói chuyện có duyên không chỉ nói đúng câu chuyện mà còn phải gân ấn tượng sâu sắc qua câu chuyện đó.
3. Đặt câu hỏi
Là một luật sư, Lincoln hiểu rõ sức mạnh của việc đặt câu hỏi. Trong giao tiếp việc đặt ra những câu hỏi sẽ giúp việc giao tiếp được cởi mở hơn. Hãy khéo léo đặt những câu hỏi mở để dẫn dắt câu chuyện, để đối phương nói về những chủ để được dẫn dắt.
Việc hỏi không chỉ là thu thập thông tin mà qua đó biết được những chủ đề mà người nghe quan tâm để dắt câu chuyện theo những chủ đề đó. Làm như vây cuộc trò chuyện trở nên thành công hơn bao giờ hết.
4. Hiểu người nghe
Như đã nói ở trên việc khai thác thông tin người nghe sẽ giúp bạn hiểu thêm được nhiều hơn về người mình nói chuyện. Như vậy bạn nắm được cảm xúc, chủ đề họ quan tâm và bạn là người chủ động trong cuộc trò chuyện.
Bạn là nhà diễn thuyết , bạn cũng cần phải hiểu và nắm bắt được cảm xúc của thính giả. Hãy để ý khán giả của bạn xem liệu họ có sẵn sàng nghe và làm theo bạn hay không?
5. Hãy chứng tỏ bạn là người tốt nhất và hiểu rõ những tâm tư nguyện vọng người nghe.
Khi bạn diễn thuyết hãy nói về những chủ đề mà bạn và người nghe cùng quan tâm. Hãy xem đám đông khán giả như chỉ là một người bạn và bạn đang nói chuyện với người bạn đó.
Lincoln đã trích dẫn trong các bài nói chuyện của mình:
“Một giọt mật ong thu hút nhiều ruồi hơn là một gallon mật đắng”.
Ông còn khuyên:
“Nếu bạn muốn chiến thắng một người mà khiến họ phục thì đầu tiên hãy thuyết phục anh ta rằng bạn là một người tốt…Ngược lại, cố gắng hướng anh ta đánh giá theo cách của bạn, hoặc ra lệnh cho anh ta hành động, hoặc khiến anh ta nghĩ rằng mình bị bỏ rơi và xa lánh thì anh ta sẽ tự dằn vặt mình, khép mọi cánh cửa tới suy nghĩ và tình cảm của anh ta…”.
6. Cân nhắc trước khi nói
Lời nói khi nói ra sẽ không thu lại được nữa. Trước khi nói điều gì có ảnh hưởng tới một ai đó hãy xem xét những hậu quả có thể nhận được. Hãy đặt những câu hỏi như: “Điều đó có tạo hậu quả gì không?” , “ Nó có phá vỡ mối quan hệ đó không?”…
7. Luyện tập mỗi ngày
Giao tiếp là một kỹ năng , để thành thạo kỹ năng cần có sự luyện tập đều đặn hằng ngày.
Lincoln luôn trau dồi kiến thức qua việc đọc tiểu sử của George Washington, các nhân vật như Demonsthenes, Franklin, … Ông còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách trở thành thành viên của các nhóm văn học và hội phê bình.
Bên cạnh đó Lincoln còn học hỏi từ những lời chỉ trích. Ông không để những lời chỉ trích hủy hoại ý chí và niềm tin mà lấy đó làm bàn đạp để cố gắng.
Một lời chỉ trích đúng khi bạn làm sai có ích hơn ngàn câu nói tâng bốc.
https://www.facebook.com/TimHieuveDanhNhanTheGioi/photos/a.479947488690939.114971.479904185361936/482535541765467/?type=1&permPage=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét