Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT THIÊN TÀI? - THIÊN TÀI SINH RA DO ĐÂU?

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT THIÊN TÀI?

Câu hỏi liệu thiên tài là do bẩm sinh ra hay qua khổ luyện thành luôn là một câu hỏi khó. Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa các thiên tài trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật và điện ảnh.
Micheal Jackson vừa được coi là một người lập dị, vừa là một thiên tài.
Với một loạt những bài hát đứng đầu bảng xếp hạng đầy lôi cuốn và điệu nhảy ‘moonwalk’ (điệu nhảy trượtvề phía sau) đáng ghen tị, Micheal Jackson tập hợp tất cả những phẩm chất thiên tài đối với nhiều người hâm mộ.
“Micheal Jackson không phải là một người đồng bóng, anh là một thiên tài phải đối mặt với những tình huống luôn thay đổi”, Reverend Al Sharpton gào lên khi khóc thương Michael Jackson.
Vậy phẩm chất nào làm nên một thiên tài?
ABC tìm hiểu những phẩm chất đáng quý tạo nên các thiên tài trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật và điện ảnh.
Ngôi sao thể thao: ‘Tự tin để chiến thắng’
Mark Osborne, giám đốc phụ trách Khoa Thể thao học thuộc Học viện Thể thao Queensland, tin rằng các thiên tài thể thao là do khổ luyện thành tài chứ không phải nhờ tài năng bẩm sinh.
“Họ có thể có khả năng tự nhiên vốn có nhưng cái đưa họ trở thành một thiên tài là môi trường họ phải tiếp xúc”, Mark Osborne trả lời ABC.
Mark Osborne cho rằng trẻ em nông thôn dễ trở thành thiên tài thể thao hơn những người có năng khiếu sống ở thành phố.
“Rất nhiều cầu thủ cricket và cầu thủ bóng đá đến từ những nơi như Wagga Wagga ở vùng New South Wales, bởi trong thời kỳ cơ thể đang phát triển, họ chơi kết hợp nhiều môn thể thao hơn và thi đấu với những người trưởng thành hơn nhiều, thậm chí với cả với những vận động viên đã hoàn thành trưởng thành”, Mark Osborne nói.
“Trái lại, những thiếu niên ở thành phố thường khi cha mẹ đi làm vắng nhà thì chỉ có thể chơi được một môn thể thao và họ dễ dàng gác lại không chơi thể thao từ khi còn rất nhỏ.”
Ông Osborne cũng cho rằng “ảnh hưởng bẩm sinh” cũng được coi là một nhân tố ở những thiên tài tiềm năng, nghĩa là những người sinh vào ba tháng đầu năm dễ trở thành thiên tài thể thao hơn.
“Thường những vận động viên này to cao hơn, nhanh hơn, cường tráng hơn và phối hợp nhanh nhạy hơn. Do vậy họ thường được lựa chọn vào đội tuyển và dễ thăng tiến hơn. Ngược lại, nếu sinh ngày 31 tháng 12, vận động viên đó thường được cho là không có tài năng và sẽ có ít cơ hội hơn. Ngày sinh cũng là những dấu hiệu quan trọng. Vận động viên lý tưởng là người ở vùng nông thôn sinh trong ba tháng đầu năm. Như vậy vận động viên đó sẽ có nhiều cơ hội trở thành thiên tài thể thao hơn một vận động viên đến từ Sydney sinh ngày 31 tháng 12”, Osborne nói thêm.
Ông Osborne coi ngôi sao bóng bầu dục Wally Lewis, vận động viên đua xe đạp Robbie McEwen và cầu thủ môn hockey Renita Garard là những thiên tài thể thao nước Úc. Ông cho biết thái độ tinh thần cũng giúp vận động viên gặt hái thành công.
“Hãy quan sát những người thắng cuộc trong các Thế vận hội Olympic, nếu xét về mặt thể chất thì các vận động viên khá đồng đều và ai quyết tâm nhất sẽ chiến thắng”, Osborne nói.
Một điều nữa là những vận động viên tài năng cần có tính tự mãn và tự coi mình là trung tâm để có thể duy trì tính cạnh tranh trong thi đấu.
“Họ cần có thái độ tự tin vào bản thân”, Osborne nói.
“Nếu không tự tin vào bản thân thì một vận động viên có thể chất tối ưu nhất thế giới có thể cảm thấy đầu gối run khi đối mặt với một tài năng nổi tiếng thế giới khác.”
“Một vận động viên tài năng không muốn là một người bình thường và cực kỳ tẻ nhạt bởi khi là một vận động viên tài năng, người ta cần hơi lập dị và luôn coi mình là trung tâm của sự chú ý.”
Thiên tài nghệ thuật: Điều không thể lý giải
Tuy nhiên công thức để trở thành một tài năng thể thao không giống với những phẩm chất cần có cho một tài năng có tầm cỡ trong thế giới nghệ thuật.
Ông Barry Pearce, chuyên gia nghệ thuật Úc, tin rằng một thiên tài nghệ thuật ban đầu tuân thủ các quy tắc và sau đó lại phá vỡ những quy tắc đó.
Ông Pearce, phụ trách mảng nghệ thuật Úc thuộc Bảo tàng Nghệ thuật New South Wales, cho rằng dù các nghệ sĩ có làm việc chăm chỉ thế nào thì có lẽ họ không có "je ne sais quoi" (“tôi không biết là gì” - tiếng Pháp) để được coi là một thiên tài.
“Một nghệ sĩ có thể làm việc rất chăm chỉ để vươn tới đỉnh cao của một thiên tài, điều mà với những người khác có thể đạt được nhờ yếu tố bẩm sinh, cho dù không đạt được thì họ vẫn có thể tiến tới quỹ đạo của thiên tài”, Osborne cho biết.
“Tôi cho rằng tài năng là do bẩm sinh chứ không phải do tạo dựng nên.”
“Tuy nhiên điều đó cũng không làm các nghệ sĩ nản lòng. Họ vẫn tiếp tục lao động vất vả để đạt được những giá trị có ý nghĩa hơn.”
Ông Pearce kể tên một số tài năng nghệ thuật người Úc như John Glover, Brett Whiteley, Sidney Nolan và Arthur Boyd. Ông cho rằng khó có thể định nghĩa được “yếu tố thiên tài không lý giải được.”
“Người ta không thể đóng chai hay trói chặt yếu tố thiên tài đó. Người ta chỉ cảm nhận rằng nó hiện diện và nhận ra nó”, Osborne nói.
“Khi đứng trước một bức tranh tuyệt vời của một thiên tài, người xem cảm giác rằng họ được truyền năng lượng từ bức tranh. Dù có bàn luận đến bố cục, màu sắc và các yếu tố tạo nên bức tranh, người xem không thể phân tích được yếu tố tài năng mà chỉ có thể nhận ra và trải nghiệm nó.”
Hơn nữa, ông Pearce không tin rằng các nghệ sĩ thiên tài cần sống cuộc sống lập dị.
“Thiên tài có thể xuất thân từ cuộc sống bình thường”, ông Pearce nhận xét.
Thiên tài điện ảnh: những kẻ tàn nhẫn
Tuy nhiên, theo chuyên gia điện ảnh Graham Shirley, để trở thành một tài năng điện ảnh, tốt nhất là tham gia một nhóm làm phim.
“Tôi cho rằng nếu nói về điện ảnh, các tài năng thường qua luyện tập mà nên bởi vì đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự phối hợp cao. Những đạo diễn giỏi cũng là những nhà tâm lý đại tài. Họ biết cách làm những người khác vận động và biết cách khai thác điểm mạnh. Các đạo diễn rất khôn ngoan và biết đánh giá tài năng của người khác”, Graham Shirley nói.
Ông Shirley, chuyên viên cao cấp về hình ảnh động thuộc bộ phận Lưu trữ Âm thanh và Phim ảnh Quốc gia, dẫn chứng bộ phim ‘Citizen Kane’ (năm 1941) của Orson Welles là một ví dụ điển hình.
“Orson Welles làm việc với một đoàn làm phim nhiều kinh nghiệm, có cả John Houseman vốn là người mà không ai tin tưởng nhưng những người trong đoàn làm phim đã biết khai thác những điểm mạnh ở anh ta.”
“Vì vậy, việc bộ phim ‘Citizen Kane’ luôn đứng đầu trong danh sách 10 bộ phim hay nhất thực sự là nỗ lực hợp tác của cả nhóm làm phim.”
Ông Shirley kể tên những tài năng điện ảnh đương đại như Martin Scorsese, Francis Ford Coppola và Steven Soderbergh ("không phải với tất cả các bộ phim") và các diễn viên gần gũi hơn như Peter Weir, Baz Luhrmann và George Miller.
Ông Shirley cho rằng tính cách là yếu tố chủ chốt để trở thành những thiên tài trong điện ảnh.
“Những người có tính cách đặc trưng riêng và có nghị lực là những người hoàn hảo và đóng dấu đảm bảo vào công việc của họ”, ông Shirley nhận định.
“Một thiên tài được tạo nên từ hoàn cảnh thích hợp và từ quyết tâm của riêng họ. Cần có một mục tiêu xác định tuyệt đối mà ta có thể gọi là sự tàn nhẫn hay quyết tâm đầy ghen tị cũng được. Nó phải là quyết tâm để khẳng định một điều gì đó về một địa điểm hay một con người.”
Tuy nhiên, ông Shirley lưu ý rằng những nhà làm phim tài năng thường có những mảng tối, những tính cách tự hủy hoại khiến người khác khó làm việc với họ.
"Orson Welles, Fritz Lang, Alfred Hitchcock đều có những điểm giống những kẻ tàn nhẫn," ông Shirley nói. “Tôi nghe nói rằng họ có thể đi vào trường quay, nếu họ muốn mắng mỏ một diễn viên nào đó họ sẽ làm ngay để nêu gương cho cả đoàn làm phim.
“Một số đạo diễn phim tài năng là những người hết sức tàn nhẫn.”
Tuy nhiên, ông Shirley cho biết do sức mạnh của diễn viên hiện nay và sự sụp đổ của hệ thống trường quay, thời mà đạo diễn quát tháo và huênh hoang với diễn viên đã kết thúc. Thế nhưng có một yếu tố vẫn tồn tại. “Các đạo diễn tài năng có cái tôi cá nhân rất lớn, một niềm tin không suy chuyển vào chính bản thân họ. Một đạo diễn yếu đuối sẽ không thể thuyết phục được ai”, ông Shirley nói.


https://www.facebook.com/TimHieuveDanhNhanTheGioi/photos/a.479947488690939.114971.479904185361936/482235425128812/?type=1

                                                  =================

THIÊN TÀI SINH RA DO ĐÂU?
Do di truyền? Do điên loạn? Hay do trí thông minh thăng hoa? Dưới đây là một quan điểm sâu sắc về vấn đề ấy.

Beethoven, Shakespeare, Léonard Vinci... khác người thường chỗ nào? Những phẩm chất bí mật nào đã đưa một con người lên tận những đỉnh cao chóng mặt? Khi ta có ý tự so sánh với những kẻ ngoại lệ thì câu hỏi "thiên tài là gì?" luôn làm ta say mê và bối rối không ít.

Ta càng lúng túng hơn khi có xu hướng xếp loại cùng một bình diện mọi nhân vật có khả năng lỗi lạc và coi kỳ tài đơn thuần là dấu hiệu của thiên tài. Đó là một sai lầm lớn mặc dù những nhà "bác học không biết chữ" này có thể thực hiện những chuyện phi thường về trí tuệ. Vào thế kỷ 19, một em bé tên là Zerah Coburn có khả năng tính nhẩm khó tin. Khi em mới 8 tuổi, một nhóm chuyên viên đến xét nghiệm đã bảo em nâng số 8 lên lũy thừa 16. Những người chứng kiến đã ngạc nhiên sửng sốt khi em tính nhẩm được số 281474976710656. Một em khác tên Jean Fleury không chịu học hỏi gì cả nhưng trong 4 giây có thể cho đáp số căn bậc hai của một số 4 chữ số và chỉ mất 6 giây để tìm ra căn bậc 3 của một số 6 chữ số. Một lần vào năm 1912, người ta hỏi em ngày 22/5/1908 là ngày thứ mấy trong tuần, em đã trả lời đúng chỉ trong vòng 5 giây.

Rõ ràng các ""nhà bác học không biết chữ"" ấy có tiềm năng trí tuệ phi thường và bí ẩn, nhưng họ không phải là những thiên tài vì sáng tạo, phát minh mới là đặc tính của thiên tài. Họ là những người tính toán kỳ diệu nhưng không phải là tác giả của những khái niệm lạ lùng.

Cao hơn một bậc, các em bé thần đồng có phải là thiên tài không? Thật ra, một số có năng khiếu đặc biệt trong các em ấy sau này đã trở thành những bậc thiên tài. John Stuart Mill mới 6 tuổi đã đọc được sách cổ điển Hy Lạp, về sau đã trở thành một tay cự phách về kinh tế chính trị và là nhà triết học lừng danh thế giới; Mozart chơi piano lúc 4 tuổi và sáng tác nhạc hồi 5 tuổi, đã tự khẳng định là một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất của mọi thời đại. Thế nhưng, chắc chắn một bậc thiên tài lớn tuổi không nhất thiết phải là một em bé có năng khiếu kỳ diệu.

Tài năng thơ ấu thuộc loại kỹ thuật, là kỹ năng hơn là tài sáng tạo. Có khả năng thực hành, biểu diễn một cách tuyệt vời nhưng các em thiếu kinh nghiệm sống cần thiết cho sáng tạo, cho sự nẩy nở những ý tưởng mới vĩ đại và về sau, những khả năng kỹ thuật của các em càng có thể mất dần tính cao cả. Albert Einstein luôn lúng túng với toán học cao cấp, có những lúc ông nhờ các nhà toán học giỏi hơn giải giùm các bài toán khó. Còn Darwin suốt đời luôn phàn nàn về trí nhớ kém cỏi của mình.

Làm sao nhận biết thiên tài?

Vậy nếu kỹ năng đơn thuần và sự sớm phát triển không phải là những tiêu chuẩn để đánh giá thì làm sao biết được thiên tài? Ta hãy xét hai trường hợp sau:

Trước hết, là trường hợp một người không tiếng tăm gì cả. Đó là một người Ấn Độ nhỏ thó, vạm vỡ nhưng nhếch nhác, anh ta tên là Srinivasa Ramanujan, con của một gia đình nghèo ở Madras. Đến trường anh giỏi toán nhưng không vào được đại học vì kém ngữ văn. Tuy nhiên, có ai đó cho anh một cuốn sách giáo khoa toán tóm lược các đề tài chính về toán học và anh đã học thuộc lòng sách ấy rồi tự học thêm. Anh đã chế tác được vài kết luận lý thú nên được tiến cử vào học tại Trường Đại học Cambridge. Chính tại đó, đã nảy sinh điều kỳ lạ: khi mới qua nước Anh, Ramanujan còn không biết gì về một số quy tắc sơ đẳng của toán học cao cấp; thế mà anh đã đạt đến đỉnh cao của tư duy Âu châu về môn học ấy và trong một số lĩnh vực khác còn bỏ xa các bạn đồng thời. Chỉ với những phương tiện riêng, anh đã bắt kịp và vượt khỏi nửa thế kỷ tiến bộ rực rỡ trong ngành toán học.

Cách xa một trời một vực với chàng trai Ấn Độ trên là Léonard de Vinci, chàng trai tài hoa, thanh lịch của thế kỷ 16. Là nhà quy hoạch đô thị, kiến trúc sư, chuyên viên khoa đường đạn, ông vẽ chiếc dù trước khi phi cơ ra đời và cái ""máy để bay"" có lẽ để chứng minh cho cái dù của ông. Giữa hàng trăm thứ khác, ông phát minh lò sưởi hiện đại và cửa đóng tự động. Là lý thuyết gia, ông đã nghiên cứu từ 2 thế kỷ trước Newton về luật rời của các vật thể. So sánh lưỡi của chim gõ kiến xanh, của cá sấu và con người, ông xác định một nguyên mẫu chung cho 3 loài, khám phá này đã khiến ông trở thành người đi tiên phong trong khoa giải phẫu học so sánh. Giữa muôn vàn công việc bận rộn, ông còn tìm ra thì giờ và cảm hứng để vẽ các bức họa bất hủ: La Cène và La Joconde.

Làm sao giải thích được những năng khiếu đặc biệt của hai con người kể trên? Nhiều phát biểu được công nhận đã nói về trí thông minh tuyệt diệu. Theo cách phân loại của ""thương số trí tuệ”, mẫu người nào được điểm số trên 140 là rất cao. Dù có vẻ lạ lùng nhưng thương số trí tuệ không liên quan gì đến thiên tài. Leibniz, nhà triết học, Goethe, đại thi hào Đức, Grotius, nhà luật học lớn của Hà Lan có thương số trên 190. Nhưng một số những thiên tài vĩ đại chỉ có trí thông minh bình thường: Cervantès (tác giả Don Quichotte) chỉ đạt độ 110; Copernic, nhà thiên văn học chỉ được 130; Rembrandt 135; Bach và Darwin 140; và chính Léonard de Vinci cũng chỉ được 150.

Một lý thuyết khác giải thích thiên tài bằng tính di truyền. Sự thực thì cha mẹ thông minh thường có con có năng khiếu và một vài thiên tài đặc biệt thuộc về cả một dòng họ. Mozart và Mendelssohn đều sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ. Gia đình Bach là một dàn nhạc sống. Huxley và Darwin có tổ tiên có khiếu về khoa học... Nhưng đó không phải là quy tắc chung: cha mẹ Shakespeare chỉ là những dân thường trong một thành phố nhỏ; Stendal thuộc dòng dõi dân nghèo tỉnh lẻ; Léonard de Vinci là con hoang của một nhà luật học ở Florence với một cô gái quê... Thi sĩ Shelley nói: ""Nếu thiên tài di truyền được thì không có sự bất công nào của tạo hóa lớn hơn thế. Khi đó, con cái các cha mẹ tầm thường còn chút hy vọng gì nữa?"".

Thuyết cuối cùng cho quyền lực sáng tạo ngoại lệ là một hình thái nhiều giảm bớt của bệnh điên. ""Sự điên loạn thiên tài"" là một sáo ngữ nhưng các bậc thiên tài lừng lẫy có phải là những người điên thực sự? Melville, Van Gogh, Dostoievsky là nạn nhân của những rối loạn tâm thần nhưng Socrate chẳng hạn lại có đời sống thăng bằng mẫu mực. Cùng lắm ta có thể nói các nhân vật thượng đẳng đều bị ""ám ảnh" bởi nhu cầu sáng tạo đến độ tỏ ra có nhân cách khác thường nhiều khi bất ngờ. Nhưng từ đó đến sự điên rồ còn một bước dài nữa.

Hai dấu hiệu đặc trưng

Vậy phải tìm nguồn gốc của thiên tài ở đâu? Có hai dấu hiệu đặc trưng có thể giúp ta phát hiện?

1. Trước hết là khả năng tập trung kỳ lạ. Tất cả họ, không trừ ai, đều mải mê hay có thể nói chìm đắm miệt mài trong công việc. Thiên tài không do cảm hứng nhất thời mà là sự làm việc kiên trì. Nhưng nhân tố nào đã khiến các "siêu nhân"" ấy có thể bắt trí óc chuyên chú không mệt mỏi vào công trình của họ? Họ rút đâu ra đủ nghị lực để cống hiến hết toàn bộ nhân cách của mình? Một khả năng như vậy đòi hỏi sự thống nhất tâm lý sâu sắc, sự huy động toàn diện, trọn vẹn mọi sức lực ý thức hoặc tiềm tàng để hướng chúng vào một mục tiêu duy nhất.

2. Đặc trưng thứ hai và tất yếu của thiên tài là năng lực phân biệt cái chủ yếu của mọi sự vật. Schopenhauer nói: ""Căn bản của thiên tài là thấy được cái tổng quát trong cái riêng biệt. Người thường chỉ thấy cái riêng, chỉ ""thấy cây mà không thấy rừng"". Các bộ óc xuất chúng kỳ tài nhìn sâu vào phía bên kia các hiện tượng bề ngoài để tóm bắt được cái thực chất sinh động và mới mẻ, cái tương quan chằng chịt giữa các hiện tượng. Newton rút ra từ những quan sát cổ điển một quy tắc nhất quán mới của tạo vật. Léonard de Vinci, trong những cuộc đi dạo trong dãy Alpes, đã khám phá một vài mẩu vụn hóa thạch và từ đó tiến hành các cuộc phỏng đoán mà ngày nay chúng ta gọi là khoa cổ sinh vật học.

Sự sáng suốt đặc thù của thiên tài ấy từ đâu ra? Nhiều thuyết cho là do sự cả tin. Những người xuất chúng ấy đã vượt qua óc hiếu kỳ và tính hoài nghi để đạt đến sự hồn nhiên tinh khiết của trẻ con hơn là với cái nhìn chán chường của người lớn.

Baudelaire đã viết trong quyển Nghệ thuật thi ca (L" Art poétique): ""Thiên tài chỉ là tuổi thơ tự tìm lại được"". Và kèm theo đó là vô vàn nỗ lực kiên trì tột độ nữa chứ, đúng như nhà vi trùng học Nhật Bản lỗi lạc Hideyo Noguchi đã nói: ""Thiên tài, điều đó không hề có. Cái có thực là sự làm việc. Làm việc 3, 4, 5 lần hăng say hơn mọi người, đó chính là thiên tài"".

Hay nói khác đi, thiên tài = làm việc + làm việc + làm việc, thiên tài là cộng 1% năng khiếu với 99% công phu...


https://www.facebook.com/TimHieuveDanhNhanTheGioi/photos/a.479947488690939.114971.479904185361936/482187005133654/?type=1

                                                       ====================

NHỮNG THIÊN TÀI TỰ HỌC ĐỈNH NHẤT MỌI THỜI ĐẠI
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

1. Michael Faraday (1791–1867) – Thiên tài tự học là chính



Tên tuổi của Michael Faraday vô cùng nổi danh trên toàn thế giới và được đánh giá là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Nhưng ít ai biết ông không được học hành hay qua trường lớp đào tạo nào cả mà hầu hết kiến thức ông có được đều là do tự tìm tòi khám phá.
Michael Faraday sinh trưởng trong một gia đinh nghèo tại thành phố London vì thế không có điều kiện để được đi học. Thay vào đó, khi mới tròn 14 tuổi, Faraday đã phải đi làm công việc phụ đóng sách tại một tiệm sách trong hơn 7 năm trời. Trong thời gian tại đây, ông bắt đầu đọc những cuốn sách được giao để đóng và tìm thấy sự say mê thích thú dành cho môn khoa học. Ông đã xin làm phụ tá cho một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất London thời bấy giờ, Humphrey Davy, nhưng bị từ chối vì không có một bằng cấp chính quy hay bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào.

Tuy nhiên, bằng nỗ lực và cố gắng, ông đã giành được công việc này sau đó và đã thể hiện khả năng xuất sắc của mình với hàng loạt những phát minh được ra đời như động cơ điện, máy phát điện, lò đốt Bunsen cùng những phát hiện quan trọng khác, tạo nên một cuộc cách mạng trong khoa học và ghi danh ông như là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử.

2. William Herschel (1738-1822) – Người nhạc công với niềm say mê cho thiên văn học



William Herschel là một nhạc công người Đức sống ở Anh vào thế kỷ 18. Bên cạnh âm nhạc, ông còn dành niềm say mê cho thiên văn học khi tình cờ đọc cuốn sách thiên văn vào năm 1773. Để thỏa mãn niềm đam mê này, ông còn miệt mài tự làm một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình với 16 tiếng mỗi ngày để mài gương và ống kính. Với chiếc kính tự chế nhưng tuyệt hảo hơn bất kỳ cái nào được sản xuất trước đó, ông đã phát hiện ra rất nhiều tinh vân cũng như những chòm sao, vệ tinh mới cùng nhiều đóng góp khác cho ngành thiên văn.
Tuy nhiên phát hiện lớn nhất là trong một lần tình cờ, ông đã tìm thấy một vật thể lạ mà sau khi gửi quan sát của mình đến cho một chuyên gia người Nga, ông biết rằng mình đã tìm thấy một hành tinh mới. Lúc đầu, ông đặt tên hành tinh mới là “Georgian Star” theo tên của vua George III tuy nhiên sau đó cái tên Thiên Vương tinh đã được chọn. Đây là một trong số 7 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời và khám phá này thực sự đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thiên văn.

3. Srinivasa Ramanujan (1887-1920) – Nhà toán học huyền thoại



Nhà toán học người Ấn Độ Srinivasa Ramanujan được đánh giá là một trong số ít những thiên tài toán học hiếm hoi trong hàng thế kỷ qua với gần 3900 kết quả nghiên cứu phần lớn thuộc lĩnh vực phương trình và đồng nhất thức. Không được đào tạo bài bản về toán học nhưng những đóng góp và phát hiện của ông cho ngành toán học thực sự là vô cùng quan trọng và có giá trị.
Sinh ra trong một gia đình Ấn Độ nghèo, Srinivasa Ramanujan không có điều kiện để được học hành đầy đủ nên phải tự học là chính. Năm Ramanujan 10 tuổi, cậu bé làm quen với toán học khi bố mẹ tặng cho cậu một cuốn sách toán lượng giác cao cấp. Năm 13, ông đã thành thục quyển sách và bắt đầu mày mò tự phát minh ra các định lý toán học.

Sau này, ông được nhận học bổng vào một trường đại học công nhưng rớt ngay năm đầu vì không thể tập trung những môn học khác do đã dành phần lớn thời gian vào việc nghiên cứu toán học. Ông có gửi vài công trình của mình đến những nhà toán học nổi tiếng ở Ấn Độ và Anh tuy nhiên đều bị bỏ xó, không được công nhận hoặc bị gửi trả về. Chỉ có mỗi giáo sư G.H. Hardy thuộc trường Đại học Cambridge phát hiện ra tài năng của ông và đã gửi lời mời Ramanujan đến Anh, tuy nhiên, ông đã từ chối vì không muốn chuyển đến một vùng đất xa lạ, cho dù đó là cơ hội hiếm hoi duy nhất để giúp ông nổi danh và được ghi nhận thực sự.

4. Gregor Mendel (1822-1884) – Cha đẻ của di truyền học hiện đại



Gregor Mendel sinh năm 1822 tại Cộng hòa Séc, do điều kiện gia đình khó khăn nên khi học xong trung học, ông đã đến học tại một tu viện ở Brunn năm 1843. Tại đây, ông vừa học tập và nghiên cứu với thí nghiệm lai trên cây đậu Hà Lan từ đó khám phá ra định luật di truyền đặt nền móng đầu tiên cho ngành di truyền học hiện đại cũng như cơ sở cho tất cả những kiến thức về DNA và di truyền ngày nay.

Tuy nhiên, vào thời gian đó không một ai tin vào những phát hiện của ông và nó đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ cho đến tận thế kỷ 20 mới được công nhận. Đến lúc đó, ông mới được tôn vinh như một nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu mà ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời.


https://www.facebook.com/TimHieuveDanhNhanTheGioi/photos/a.479947488690939.114971.479904185361936/482177858467902/?type=1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét