EQ và IQ - Sự khác biệt cơ bản !
Ngày nay các nghiên cứu về sự phát triển của con người đã đạt được những thành tựu đáng kể và vẫn tiếp tục có những phát hiện mới về các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ trên nhiều phương diện.
Hình ảnh minh họa
Xã hội hiện đại làm cho con người tiếp cận với một nền văn minh “bấm nút” trong đó con người chỉ toàn làm việc trong môi trường máy móc, ít có điều kiện giao lưu, thể hiện cảm xúc cũng như khám phá nguồn cảm xúc bản thân, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của con người như một số công trình nghiên cứu gần đây công bố: Việc phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành sống trong môi trường vô cảm làm thui chột những xúc cảm tích cực có ích cho sự phát triển cá nhân.
Xúc cảm – tình cảm là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng của con người; cũng như trí tuệ, xúc cảm phải được nghiên cứu, giáo dục và trau dồi từ bé .
J.Piagiê cho rằng: mỗi ứng xử bao hàm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức hay cấu trúc, mặt năng lượng là do cảm xúc tạo ra, còn cấu trúc hay nhận thức là kết quả của trí tuệ. Một hành động trí tuệ bao hàm sự điều tiết năng lượng liên quan tới cảm xúc. Cảm xúc và nhận thức không thể tách rời nhau. Vưgôtxki cho rằng: việc phân tích một ý nghĩ nào đó chỉ đúng khi phát hiện ra được bình diện động cơ, cảm xúc bên trong.
Trong các nghiên cứu gần đây người ta còn phát hiện có sự quan hệ giữa chỉ số trí tuệ IQ (Intelligent Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotion Quotient).
+ Chỉ số IQ và chỉ số EQ có tính độc lập tương đối với nhau và cùng nằm trong hệ thống nhân cách.
+ Chỉ số EQ không đối ngược với IQ mà chúng bổ sung cho nhau. Chỉ số EQ cao tạo điều kiện cho chỉ số IQ phát triển
+ Chỉ số IQ có tính ổn định cao hơn chỉ số EQ
Sau đây là những khác biệt cơ bản giữa IQ và EQ
http://www.webtretho.com/forum/f1372/eq-va-iq-su-khac-biet-co-ban-603438/
http://www.webtretho.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét