GIÁO DỤC
Nền giáo dục không chỉ đặt cho ta những vấn đề xã hội cần giải quyết mà bản thân nó cũng là một vấn đề cần giải quyết không ngừng.
Giáo dục với hai mảng lớn là giáo dục khoa học và giá dục chính trị. Khoa học là về ý tưởng, chính trị là về ý đồ. Do đó giáo dục là một hoạt động giằng xé (đấu tranh và thống nhất) giữa các ý tưởng và ý đồ. Sự tiến bộ của một nền giáo dục luôn động chạm với lợi ích của các nhà quản lý, các nhân viên trong trường. Vì vậy, một ngôi trường tiến bộ là một ngôi trường hội tụ của những con người phải có lý tưởng, tâm huyết với xã hội. Khi đó người ta mới dám chấp nhận hy sinh những lợi ích nhỏ, tránh đường cho sự tiến bộ.
Xã hội là ý niệm từ con người. Hoạt động giáo dục, nghiên cứu là ý niệm từ hoạt động suy nghĩ, tư duy của con người. Một khóa học là một quá trình tư duy. Mỗi môn học là một dòng tư duy, mỗi tiết học là một khoảng suy tư về một vấn đề đặt ra của xã hội.
TỰ GIÁO DỤC, GIÁO DỤC GIA ĐÌNH & GIÁO DỤC XÃ HỘI
Xã hội là ý niệm từ con người. Chừng nào những bậc phụ huynh chưa tin tưởng hoặc buông thả con cái thì khi đó nền giáo dục của xã hội cũng sẽ không thể có chuyện tin tưởng hoặc là sẽ buông thả đối tượng giáo dục (học sinh) của chính mình. Ta và thế giới là hai mặt biện chứng. Chừng nào bản thân ta còn chưa tin tưởng vào chính mình hoặc là buông thả chính mình thì khi đó ta cũng sẽ không thể có chuyện tin tưởng hoặc là sẽ buông thả con cái của ta. Nhiều ông bố bà mẹ ở vùng nông thôn nuôi dạy con cái của mình cũng giống như cách mà họ trồng cây vậy. Phần nhiều là cầu may vào thời tiết hơn là chăm chú kỹ thuât canh tác. Điều đó có nghĩa là sự quan tâm của nhà nước đến kỹ thuật của lĩnh vực nông nghiệp cũng là một cách gián tiếp quan tâm đến lĩnh vực giáo dục vậy.
Mỗi con người được tạo ra phần lớn bằng giá trị xã hội, được uốn nắn, định hướng ban đầu bởi giá trị nhỏ bé của đấng sinh thành. Do đó, xét về mặt giáo dục: giáo dục gia đình là định hướng nhân cách, còn giáo dục xã hội là định hướng năng lực (kỹ năng, khả năng) chủ yếu.
GIÁO DỤC NHẰM ĐỊNH HƯỚNG TỚI CÁI CHÂN-THIỆN-MỸ
Giáo dục là chiến đấu. Sự nghiêm túc, khát khao đi tìm sự thật (chân lý). Mặc dù có thể sẽ chẳng bao giờ tìm được sự thật nhưng chính hành động đó được lặp đi lặp lại lâu dài sẽ định hình lên những con người với những phẩm chất trung thực, ngay thẳng, yêu lẽ phải, sự công bằng... Một nền giáo dục "tha hóa" có thể phá vỡ tất cả những giá trị đó. Một nền giáo dục không chỉ giúp cho con người năng lực thích nghi với một cuộc sống đầy mưu mô, xảo quyệt và gian dối mà còn phải đào luyện ra một lực lượng có đủ khát vọng và sức mạnh nhằm chống lại cái thế giới mà tự phát nó được hình thành một cách đầy hoang dại như vậy.
Liên tục có những người tích cực và những người tiêu cực xuất hiện. Giáo dục là cái “bán dẫn”, “máy lọc” khơi thông một chiều giúp người tích cực xuất hiện nhiều hơn, người tiêu cực xuất hiện ít đi.
Giáo dục là nhằm chỉnh đốn, cải tạo và định hướng hệ thống cái Lý của từng người, căn cứ trên nguồn giá trị chung gắn với hệ thống cái Lý (lý lẽ tồn tại) của xã hội, gắn với cái Đạo hướng tới của nhân loại. Mục đích của giáo dục là lập trình tiềm thức mọi người theo một hệ thống ý niệm đem lại lợi ích chung của toàn xã hội, trên cơ sở kinh nghiệm của loài người. Người thật sự biết hướng Đạo là người biết điều chỉnh cái Lý của riêng mình theo cái Lý của xã hội-nhân loại. Truy cầu cái Lý của xã hội-nhân loại như là cái Lý của riêng mình. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục là biết định hướng cái Lý của con trẻ theo cái Lý chung của xã hội-nhân loại.
GIÁO DỤC TỪ THẤP LÊN CAO; TỪ TỰ PHÁT SANG TỰ GIÁC
Giống như chương trình giáo dục đào tạo đã nghiên cứu và triển khai về phương pháp giáo dục: những nội dung mới mẻ bao giờ cũng bắt đầu được tìm hiểu theo cách “cưỡi ngựa xem hoa” sau đó mới chuyên sâu đi vào bản chất của vấn đề. Học tin học cũng vậy, đầu tiên biết các thao tác đơn giản nhất để làm quen với máy tính, sau đó mới đi nghiên cứu ứng dụng. Hay chính trong quá trình tư duy của con người cũng vậy, đầu tiên là quá trình cảm giác, tri giác tức là nhận biết về mặt hình thức của đối tượng, sau đó mới đi vào nội dung, bản chất của đối tượng. Để nghiên cứu một nội dung mới của kiến thức, đầu tiên hãy đọc lướt qua, xem xét hình thức, ngôn ngữ, lập luận, phạm trù, khái niệm, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu dần để biết. Đây cũng là nội dung nguyên tắc khi đào hố sâu, bao giờ cũng phải đào ở diện rộng và từng lớp đất mỏng đầu tiên.
GIÁO DỤC & SỰ RU NGỦ
Giáo dục dân hay là dể dân u mê thì sẽ dễ "trị" hơn? Hành động của con người tuân theo hai cơ chế: cơ chế lý trí (đúng-sai) và cơ chế khoái cảm (hưng phấn-ức chế). Dễ "trị" dân tức là dễ dàng kiểm soát và làm chủ được hành động của dân. Hay nói cách khác là dễ dàng kiểm soát và làm chủ đồng thời cả hai cơ chế hành động của dân. Giải pháp giáo dục dân tức là để cho cơ chế lý trí của nhân dân "trỗi dậy" khắc chế cơ chế khoái cảm, từ đó kiểm soát, làm chủ và điều khiển dân thông qua cơ chế "tư tưởng" (lý trí). Giải pháp khiến dân u mê tức là để cho cơ chế khoái cảm của nhân dân "trỗi dậy" khắc chế cơ chế lý trí, từ đó kiểm soát, làm chủ và điều khiển dân thông qua sức mạnh quyền lực thưởng-phạt. Bản thân giải pháp giáo dục dân có hai kiểu: quy định cho dân lẽ đúng-sai (tuyên truyền) hoặc là đặt vấn đề (thiết lập cơ chế) để dân tự phản biện và phân định đúng-sai. Bản thân con người vừa có phần dục tính và lý tính, nên giải pháp nào nêu trên cũng có giá trị nhất định. Tuy nhiên, tùy vào tính cấp thiết của nhiệm vụ đất nước, của việc tập hợp nhân dân mà huy động giải pháp nào là cấp bách, là chủ yếu và giải pháp nào là thứ yếu. Không "lạm dụng" một giải pháp nào để đi đến cực đoan (một cách tự phát luôn có xu hướng cực đoan). Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Không có một cá nhân, tập thể nào có thể "minh triết" bằng nhân dân; không có cá nhân, tập thể nào có thể gánh được "nghiệp" của nhân dân. Người "thuyền trưởng" khi chưa thật sự thấy nguy hiểm cấp bách, cách tốt nhất là hãy để dân lựa chọn giải pháp để trị chính bản thân họ, thông qua môi trường phản biện xã hội - để dân nhận thấy việc trị dân là cần thiết và là do chính dân lựa chọn phương pháp cũng như giới hạn nhất định. Tóm lại, giáo dục dân hay để dân u mê - đó không phải là vấn đề cốt yếu. Vấn đề là dân tự muốn trị mình bằng giải pháp nào: tự trị mình hay để sức mạnh tự nhiên, bên ngoài trị mình. Trị bằng lý lẽ hay là bằng quyền lực. Người làm lãnh đạo chỉ cần biết lắng nghe dân, đồng nghĩa là biết tạo cho nhân dân có cơ chế để bày tỏ mọi tâm tư suy nghĩ của mình và đi tới lựa chọn giải pháp mà dân đã tự chọn cho chính họ. Thay vì lựa chọn một giải pháp duy lý trí (chỉ vì sợ "không giống ai").
Giáo dục với hai mảng lớn là giáo dục khoa học và giá dục chính trị. Khoa học là về ý tưởng, chính trị là về ý đồ. Do đó giáo dục là một hoạt động giằng xé (đấu tranh và thống nhất) giữa các ý tưởng và ý đồ. Sự tiến bộ của một nền giáo dục luôn động chạm với lợi ích của các nhà quản lý, các nhân viên trong trường. Vì vậy, một ngôi trường tiến bộ là một ngôi trường hội tụ của những con người phải có lý tưởng, tâm huyết với xã hội. Khi đó người ta mới dám chấp nhận hy sinh những lợi ích nhỏ, tránh đường cho sự tiến bộ.
Xã hội là ý niệm từ con người. Hoạt động giáo dục, nghiên cứu là ý niệm từ hoạt động suy nghĩ, tư duy của con người. Một khóa học là một quá trình tư duy. Mỗi môn học là một dòng tư duy, mỗi tiết học là một khoảng suy tư về một vấn đề đặt ra của xã hội.
TỰ GIÁO DỤC, GIÁO DỤC GIA ĐÌNH & GIÁO DỤC XÃ HỘI
Xã hội là ý niệm từ con người. Chừng nào những bậc phụ huynh chưa tin tưởng hoặc buông thả con cái thì khi đó nền giáo dục của xã hội cũng sẽ không thể có chuyện tin tưởng hoặc là sẽ buông thả đối tượng giáo dục (học sinh) của chính mình. Ta và thế giới là hai mặt biện chứng. Chừng nào bản thân ta còn chưa tin tưởng vào chính mình hoặc là buông thả chính mình thì khi đó ta cũng sẽ không thể có chuyện tin tưởng hoặc là sẽ buông thả con cái của ta. Nhiều ông bố bà mẹ ở vùng nông thôn nuôi dạy con cái của mình cũng giống như cách mà họ trồng cây vậy. Phần nhiều là cầu may vào thời tiết hơn là chăm chú kỹ thuât canh tác. Điều đó có nghĩa là sự quan tâm của nhà nước đến kỹ thuật của lĩnh vực nông nghiệp cũng là một cách gián tiếp quan tâm đến lĩnh vực giáo dục vậy.
Mỗi con người được tạo ra phần lớn bằng giá trị xã hội, được uốn nắn, định hướng ban đầu bởi giá trị nhỏ bé của đấng sinh thành. Do đó, xét về mặt giáo dục: giáo dục gia đình là định hướng nhân cách, còn giáo dục xã hội là định hướng năng lực (kỹ năng, khả năng) chủ yếu.
GIÁO DỤC NHẰM ĐỊNH HƯỚNG TỚI CÁI CHÂN-THIỆN-MỸ
Giáo dục là chiến đấu. Sự nghiêm túc, khát khao đi tìm sự thật (chân lý). Mặc dù có thể sẽ chẳng bao giờ tìm được sự thật nhưng chính hành động đó được lặp đi lặp lại lâu dài sẽ định hình lên những con người với những phẩm chất trung thực, ngay thẳng, yêu lẽ phải, sự công bằng... Một nền giáo dục "tha hóa" có thể phá vỡ tất cả những giá trị đó. Một nền giáo dục không chỉ giúp cho con người năng lực thích nghi với một cuộc sống đầy mưu mô, xảo quyệt và gian dối mà còn phải đào luyện ra một lực lượng có đủ khát vọng và sức mạnh nhằm chống lại cái thế giới mà tự phát nó được hình thành một cách đầy hoang dại như vậy.
Liên tục có những người tích cực và những người tiêu cực xuất hiện. Giáo dục là cái “bán dẫn”, “máy lọc” khơi thông một chiều giúp người tích cực xuất hiện nhiều hơn, người tiêu cực xuất hiện ít đi.
Giáo dục là nhằm chỉnh đốn, cải tạo và định hướng hệ thống cái Lý của từng người, căn cứ trên nguồn giá trị chung gắn với hệ thống cái Lý (lý lẽ tồn tại) của xã hội, gắn với cái Đạo hướng tới của nhân loại. Mục đích của giáo dục là lập trình tiềm thức mọi người theo một hệ thống ý niệm đem lại lợi ích chung của toàn xã hội, trên cơ sở kinh nghiệm của loài người. Người thật sự biết hướng Đạo là người biết điều chỉnh cái Lý của riêng mình theo cái Lý của xã hội-nhân loại. Truy cầu cái Lý của xã hội-nhân loại như là cái Lý của riêng mình. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục là biết định hướng cái Lý của con trẻ theo cái Lý chung của xã hội-nhân loại.
GIÁO DỤC TỪ THẤP LÊN CAO; TỪ TỰ PHÁT SANG TỰ GIÁC
Giống như chương trình giáo dục đào tạo đã nghiên cứu và triển khai về phương pháp giáo dục: những nội dung mới mẻ bao giờ cũng bắt đầu được tìm hiểu theo cách “cưỡi ngựa xem hoa” sau đó mới chuyên sâu đi vào bản chất của vấn đề. Học tin học cũng vậy, đầu tiên biết các thao tác đơn giản nhất để làm quen với máy tính, sau đó mới đi nghiên cứu ứng dụng. Hay chính trong quá trình tư duy của con người cũng vậy, đầu tiên là quá trình cảm giác, tri giác tức là nhận biết về mặt hình thức của đối tượng, sau đó mới đi vào nội dung, bản chất của đối tượng. Để nghiên cứu một nội dung mới của kiến thức, đầu tiên hãy đọc lướt qua, xem xét hình thức, ngôn ngữ, lập luận, phạm trù, khái niệm, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu dần để biết. Đây cũng là nội dung nguyên tắc khi đào hố sâu, bao giờ cũng phải đào ở diện rộng và từng lớp đất mỏng đầu tiên.
GIÁO DỤC & SỰ RU NGỦ
Giáo dục dân hay là dể dân u mê thì sẽ dễ "trị" hơn? Hành động của con người tuân theo hai cơ chế: cơ chế lý trí (đúng-sai) và cơ chế khoái cảm (hưng phấn-ức chế). Dễ "trị" dân tức là dễ dàng kiểm soát và làm chủ được hành động của dân. Hay nói cách khác là dễ dàng kiểm soát và làm chủ đồng thời cả hai cơ chế hành động của dân. Giải pháp giáo dục dân tức là để cho cơ chế lý trí của nhân dân "trỗi dậy" khắc chế cơ chế khoái cảm, từ đó kiểm soát, làm chủ và điều khiển dân thông qua cơ chế "tư tưởng" (lý trí). Giải pháp khiến dân u mê tức là để cho cơ chế khoái cảm của nhân dân "trỗi dậy" khắc chế cơ chế lý trí, từ đó kiểm soát, làm chủ và điều khiển dân thông qua sức mạnh quyền lực thưởng-phạt. Bản thân giải pháp giáo dục dân có hai kiểu: quy định cho dân lẽ đúng-sai (tuyên truyền) hoặc là đặt vấn đề (thiết lập cơ chế) để dân tự phản biện và phân định đúng-sai. Bản thân con người vừa có phần dục tính và lý tính, nên giải pháp nào nêu trên cũng có giá trị nhất định. Tuy nhiên, tùy vào tính cấp thiết của nhiệm vụ đất nước, của việc tập hợp nhân dân mà huy động giải pháp nào là cấp bách, là chủ yếu và giải pháp nào là thứ yếu. Không "lạm dụng" một giải pháp nào để đi đến cực đoan (một cách tự phát luôn có xu hướng cực đoan). Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Không có một cá nhân, tập thể nào có thể "minh triết" bằng nhân dân; không có cá nhân, tập thể nào có thể gánh được "nghiệp" của nhân dân. Người "thuyền trưởng" khi chưa thật sự thấy nguy hiểm cấp bách, cách tốt nhất là hãy để dân lựa chọn giải pháp để trị chính bản thân họ, thông qua môi trường phản biện xã hội - để dân nhận thấy việc trị dân là cần thiết và là do chính dân lựa chọn phương pháp cũng như giới hạn nhất định. Tóm lại, giáo dục dân hay để dân u mê - đó không phải là vấn đề cốt yếu. Vấn đề là dân tự muốn trị mình bằng giải pháp nào: tự trị mình hay để sức mạnh tự nhiên, bên ngoài trị mình. Trị bằng lý lẽ hay là bằng quyền lực. Người làm lãnh đạo chỉ cần biết lắng nghe dân, đồng nghĩa là biết tạo cho nhân dân có cơ chế để bày tỏ mọi tâm tư suy nghĩ của mình và đi tới lựa chọn giải pháp mà dân đã tự chọn cho chính họ. Thay vì lựa chọn một giải pháp duy lý trí (chỉ vì sợ "không giống ai").
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét